KỸ THUẬT CHĂM SÓC SẦU RIÊNG CON

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG CON
Sầu riêng là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Để nâng cao năng suất, chất lượng sầu riêng thì khâu chăm sóc phải chu đáo, cẩn thận. Thời gian cây sầu riêng từ 1-3 năm đầu, cây sinh trưởng tương đối chậm, cần chú ý chăm sóc để cho cây phát triển khỏe mạnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con.
1. Tỉa cành, tạo tán cho cây sầu riêng con
– Sau khi trồng cây sầu riêng nên cắm cọc theo thân chính của cây, có thể che lưới xung quanh cây (che lưới qua đầu cây, để hở 1 ít phần dưới gốc cây) hạn chế gió làm lung lay gốc cây.
– Để cây phát triển khỏe mạnh việc đầu tiên nên làm là cắt tỉa cành, tạo tán cho cây. Tiến hành cắt tỉa các cành lá bị sâu bệnh, các lá già tạo độ thông thoáng cho cây, tránh cạnh tranh dinh dưỡng trên cây.
2. Lượng nước tưới cần cung cấp cho cây sầu riêng mới trồng
– Trong 6 tháng đầu tiên trồng cây sầu riêng nên cung cấp đầy đủ nước cho cây để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt. Nên tưới nước đều đặn mỗi ngày cho cây. Khi trời mưa cần chú ý thoát nước cho cây, tránh để tình trạng cây bị ngập úng. Sử dụng rơm rạ che phủ dưới gốc cây để hạn chế tình trạng bốc hơi nước cho cây.
3. Nhu cầu phân bón của cây sầu riêng con
– Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón cho 1 gốc cây: 1-2kg phân nở hoặc 5kg phân chuồng hoai mục, thời gian 3 tháng bón 1 lần.
– Khi cây có đọt non cần bổ sung dinh dưỡng cho cây. Lựa chọn phân bón đạm cá, NPK 30-10-10, NPK 16-16-8… Humic. Lượng phân bón cho 1 cây vừa đủ và tăng dần theo năm tuổi.
– Bổ sung Amino acid, vi lượng cho cây, giúp lá xanh, dày khỏe, tăng khả năng quang hợp của cây. Liều lượng sử dụng Amino acid.
4. Sâu bệnh hại cây sầu riêng con
– Thường xuyên kiểm tra cây để có biện pháp phòng chống sâu bệnh kịp thời. Một số bệnh thường gặp trên cây sầu riêng con: Rầy, rệp…Có thể sử dụng một số thuốc như sau. Rooket 750, Kiến Rệp, Chessin, Ledan….
Lưu ý phun trừ rầy 5-7 ngày phun 1 lần, phun 2-3 lần đến khi lá mở hoàn toàn. Khi bơm nên kết hợp thêm phân bón lá để giúp đọt và lá sầu riêng phát triển tốt hơn.
+ Nấm đốm mắt cua, vàng lá, thối rễ, nứt thân xì mủ ( Đọc thêm trong bài các bệnh thường gặp trên cây SR) bà con sử dụng thuốc nấm bơm định kỳ hoặc thấy bệnh xuất hiện thì bơm những dòng thuốc đặc trị cho từng loại bệnh nấm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *