Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh Leo Đài Nông I – Nam Anh Eco Farm

ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-chanh-leo-dai-nong-i-nam-anh-eco-farm

Chanh Leo Đài Nông I được biết là giống chanh leo có năng suất cao, được nhiều bà con lựa chọn. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Chanh Leo Đài Nông I – Nam Anh Eco Farm.

Đặc tính giống chanh Leo Đài Nông I – Nam Anh Eco Farm

Giống cây Chanh Leo Đài Nông I – được công ty TNHH Nông Nghiệp Nam Anh Eco Farm cung cấp tới quý khách hàng được các chuyên gia hai nước Đài Loan và Việt Nam tuyển chọn từ các Gen trội để lai tạo ra giống cây trồng. Sản phẩm nhằm nâng cao một số đặc tính nông sinh học có lợi cho người tiêu dùng.

dac-tinh-giong-chanh-leo-dai-nong-i-nam-anh-eco-farm

Cây có ưu điểm như khỏe, chống chịu, kháng bệnh, mắt nhặt, khả năng tự thụ phấn cao, năng xuất cao, ít biến dị, quả to, vỏ cứng, nhiều dịch, lên mau đều chuẩn xuất âu, sạch bệnh. Cây giống có đỉnh sinh trưởng (ngọn) mập khỏe, bộ rễ rậm, giá thành phụ hợp với khách hàng.

Yêu cầu khí hậu đất đai

  • Cây chanh dây nói chung không kén đất, đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác sâu >50 cm, độ mùn trên 1% và pH 5,5-6.
  • Nhiệt độ thích hợp từ 16 – 30oC, không có sương muối.
  • Giống cây Chanh Leo Đài Nông I – Nam Anh Eco Farm phụ hợp vùng nhiệt đới, cao độ 350m-1200m so mặt biển cho chất lượng quả tốt.

Kỹ thuật trồng chanh Leo Đài Nông I – Nam Anh Eco Farm

Ươm giống

Khi lấy cây giống Chanh Leo Đài Nông I – Được công ty TNHH Nông Nghiệp Nam Anh Eco Farm cung cấp, tiến hành kiểm tra đúng hàng công ty, sau đó đưa đi ươm giống.

Các bước chuẩn bị:

Vườn ươm: Tùy vào số lượng giống của từng hộ gia đình để làm vườn ươm thích hợp.

  • Đối với mùa mưa bên trên mái che vườn ươm lợp bằng ni lông màu trắng, bên dưới là nền đất.
  • Đối với mùa nắng bên trên mái che vườn ươm lợp bằng lưới đen, bên dưới là nền đất.
  • Đất ươm giống: Trộn đất tơi xốp, đất mùn với phân chuồng hoai mục.
  • Bầu ươm 1kg.
  • Cách ươm: Mặt cá thể cây giống bằng với mặt đất trong bầu ươm.
  • Khoảng cách các hàng giống là 10cm-15cm.
  • Khi ươm giống xong bà con cắm một cây thẳng dài 50cm trong bầu ươm để cố định cây giống.
  • Ươm cây giống xong hòa Humic USA + thuốc nấm Ridokin 58WP tưới ướt bầu ươm(không tưới ướt mắt ghép) liều lượng theo khuyến cáo nhà sản xuất (tưới lặp lại sau 5-7 ngày tùy vào độ ẩm bầu ươm, hoa thêm ít đạm cá).
  •  Sau ươm 01 ngày phun thuốc trừ nấm Ridokin+Khuẩn NURU nồng độ loãng phun phòng nấm cho cây(5 ngày xịt lặp lại).
  • Sau ươm 03 ngày phun thuốc trừ sâu Bọ Cạp Lửa +GA3+ Vọt Đọt nồng độ loãng phun phòng chích hút cho cây(4 ngày sau xịt lặp lại).
  • Sau khi ươm cây giống từ 15 ngày tới 20 ngày có thể đem ra trồng.

Chú ý:

  • Không được tươi nước thường xuyên dưới gốc bầu ươm vì độ ẩm cao sẽ làm cho rễ thối, sinh ra nấm ba trầu làm cây thối ngọn, chết nhanh.
  • Mùa mưa nhất định khổng để bầu ươm gặp mưa.

Chuẩn bị đất trồng

Trồng chanh dây được trên mọi địa hình. Thích hợp với các loại đất thoáng xốp, giàu chất hữu cơ như: Đất thịt nhẹ, đất đỏ Bazan,… Đất quá chua hoặc quá kiềm cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triến của cây.

Dọn vệ sinh sạch sẽ đất trồng, rải vôi khắp bề mặt đất trồng(50kg vôi/1000m2 mặt đất), cày xới đất trồng.

Đào hố kích thước 60 x 60 x 60cm, bỏ lớp đất mặt một bên. Bón vôi 0,3 kg/hố, sau đó tiến hành bón lót (phân chuồng 10kg -15kg + 0,5 kg lân)/hố, trộn đều với lớp đất mặt.

Mật độ khoảng cách trồng

Tùy theo điều kiện đất đai và khả năng thâm canh, có thể trồng các mật độ dao động từ 7.5m2 đến 9m2:

  • Khoảng cách 2.5*3 m
  • Khoảng cách 3*3 m

Làm giàn trồng chanh dây

  • Do là loài cây thân leo nên cần làm giàn. Có thể làm theo kiểu giàn mướp hoặc kiểu chữ T.
  • Giàn kiểu chữ T: Chuẩn bị các cột trụ cao từ 1m8 – 2m, đóng thành 1 hàng, các trụ trong cùng 1 hàng cách nhau 2.5m, hàng cách hàng khoảng 1.5- 2m để làm lối đi cũng như chừa chỗ cho xe công nông vào thu hoạch.
  • Giàn mướp nên làm giàn cao 2.3m đến 2,7m với các trụ tre, gỗ hoặc bê tông…, bên trên căng lưới thép, nhưa … với khoảng cách ô vuông 1m x 1m, 1.2m x 1.2m, 1.5 x 1.5m cho cây leo.

Kỹ thuật trồng chanh Leo Đài Nông I – Nam Anh Eco Farm

Ở tây nguyên có thể trồng được quanh năm. Phân bón lót như phân chuồng hoai, phân vi sinh, phân Đạm, Lân, NPK … theo liều lượng thích hợp trộn đều với lớp đất mặt vào trong hố. Khi trồng mặt bầu ươm hoặc mặt cá thể giống bằng mặt đất, trồng trên đỉnh mô cao ( sau này ít bị bệnh lở cổ rễ).

Quy trình chăm sóc

Tưới nước và bón phân thường xuyên

Chanh dây hấp thụ chất dinh dưỡng rất nhanh, vì thế bạn cần cung cấp thật nhiều nước và phân bón trong suốt quá trình cây phát triển:

  • Bạn nên cho cây chanh dây cứ 10 ngày một lần, bón theo chu kỳ phát triển của cây chanh.
  • Dùng phân bón hữu cơ có khả năng phóng thích chậm, ít Nitơ. Viên phân gà là một lựa chọn tốt
  • Nếu khu vực trồng cây của bạn mưa nhiều thì không cần phải tưới nước cho cây thường xuyên. Tại khu vực hạn hán, ít mưa và thiếu độ ẩm thì bạn nên tưới nước cho cây ít nhất 1 lần/ tuần. Đảm bảo rằng bề mặt đất luôn ẩm ướt.

Hướng cho cây leo giàn

  • Khi cây chanh dây phát triển, cây sẽ leo theo giàn. Bạn cần phải hướng cây leo theo cấu trúc giàn sao cho phù hợp để có thể hứng đủ lượng ánh sáng và không bị đè lên nhau.
  • Tùy vào mật độ khoảng cách trồng mà để cành chính từ 2-3 dây trên giàn chanh.

Loại bỏ cỏ dại xung quanh

  • Loại bỏ cỏ dại xung quanh nhưng không hoàn toàn, để các nguồn dinh dưỡng không bị hấp thụ sang chỗ khác ngoài cây chanh dây.
  • Giữ không gian xung quanh cây chanh leo trống khoảng 90cm trở lên. Sử dụng phương pháp loại bỏ cỏ dại và không sử dụng hóa chất. Lớp mùn có thể giúp ngăn ngừa cỏ dại mọc xung quanh cây.
  • Phần còn lại của khu vườn có thể trồng những loại cây khác, nhưng bạn nên giữ khoảng cách an toàn với các loại cây bị bệnh và thu hút sâu bọ.

Tỉa bớt cành

  • Tỉa những cành không khỏe mạnh, thường xuyên tỉa lá già, lá bệnh tạo độ thống thoáng cho vườn cây.
  • Khi cành nách ra trai ổn định chỉ cần để 3 quả tới 5 quả trên một dây, số còn lại cắt bỏ.
  • Khi thu hoạch xong tỉa cành nách và giữ lại một mắt gần cành chính.

Bảo vệ cây khỏi sâu bệnh

Thường xuyên theo dõi vươn cây, tỉa những cành không khỏe mạnh, tỉa lá già, lá bệnh tạo độ thống thoáng cho vườn cây.

Thu hoạch trái

  • Sử dụng những vật dụng mềm để đựng chanh khi thu hoạch trái chanh. Ví dụ : Xô hai chanh nên sử dụng vải mềm lót đáy.
  • Khi thu hái và lựa chanh vào thùng giấy tay phải đi tất.
  • Khi thu hoạch về nhà sử dụng những vật dụng mềm lót nền, để đổ chanh ra lựa.

Quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cây chanh dây

Giai đoạn thiết kế cơ bản

Cây chanh từ khi trông tới khi lên giàn:

  • Bón lót: Phân chuồng, Lân, Vôi theo hàm lượng (phân chuồng 10kg-15kg + 0,5 kg lân)/hố + 0.1kg – 0.2kg NPK 16/16/8+TE hoặc NPK 16/16/16+TE.
  • Khi trồng cây chanh được 7 ngày tiến hành.

Bón thúc

Từ khi trồng đến cây con 3 tháng tuổi: Sau khi trồng 7 – 10 ngày, khi cây đã bén rễ,cần bón bổ sung thêm phân hóa học để giúp cây phát triển tốt, do cây còn nhỏ nên dùng NPK dạng nước VIP ONE & NPK 35/11/11+TE của công ty Nam Anh Eco Farm( bón nhắc lại theo chu kỳ 7 đến 10 ngày tăng hàm lượng dinh dưỡng dần), khi bón có thể kết hợp với Humic, vi lượng, thuốc trừ sâu để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cần thiết.

Cách bón: Hòa nước tưới phân quanh gốc sau đó tưới nước.

Chú ý:

Giai đoạn này nên bổ sung phân hữu cơ như phân bò, phân dê, phân gà, phân nở để tạo độ mùn cho đất. Giúp rễ cây dễ dàng phát triển để lấy dinh dưỡng.

Khi 3 tháng đến 6 tuổi

Ở dưới gốc bón phân dạng nước VIP MAX & NPK 25/25/35 + TE chuyên chanh leo trộn với humic , vi lượng (lặp lại sau 7-10 ngày và tăng hàm lượng dinh dưỡng dần).

Cách bón: Hòa nước tưới phân quanh gốc sau đó tưới nước.

Chú ý:

Giai đoạn này bổ sung Lân, Kly,hữu cơ và chuyển bị trạng thái cho cây chanh leo làm bông.

Ở trên lá

Phun phân bón lá, thuốc trừ sâu, thuốc bệnh thường xuyên, nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh có hoạt chất: Abamectin, Spirodiclofen,Profenofos, Thiamethoxam, Imidacloprid, Mancozeb, Azoxystrobin, Difenoconazole, Bismerthiazol, Streptomycin, Matalaxy,…. Trên các dòng sản phẩm của Nam Anh Eco Farm cung cấp như:

Vua Nhện, Kill 36, Hổ Chúa, Đại Bàng lửa, Sâu Nhên, Rầy Xanh Bọ Trĩ, Sạch Nấm, Khuẩn Số 1, Ridokin, Chudangya, Man xanh M8… (lặp lại 7 – 10 ngày) chú ý nhện đỏ, ruồi vàng, bọ trĩ, bọ xít muỗi, bệnh bã trầu, đốm mắt cua, phình thân, lở cổ rễ…

Khi phun thuốc chú ý tránh thời gian cây nở hoa vào sáng sớm. Điều này giúp không bị ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn của hoa. Cần thăm đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời để phòng trừ có hiệu quả tốt. Nên áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp.

Giai đoạn kinh doanh

Tưới nước

Cây chanh dây là loại cây cần độ ẩm cao, lượng nước nhiều và thường xuyên. Nhất là vào mùa khô cần tưới lượng nước nhiều hơn sẽ giúp cho cây ra chồi, ra hoa và đậu quả liên tục. Yêu cầu ít nước ở giai đoạn tạo mầm hoa làm trái.

Cắt tỉa, tạo tán

Việc cắt tỉa tạo tán nên làm thường xuyên tạo ra các cành thứ cấp mới phân bố đều trên mặt giàn. Bên cạnh đó, giúp cho cây ra hoa đậu trái được tốt hơn. Khi cây đã lên giàn cần tạo hình, tỉa cành thường xuyên. Đặc biệt là tỉa bớt lá vào thời kỳ mùa mưa. Điều này để hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại đồng thời nhằm ức chế sinh trưởng. Giúp cho cây ra nhiều nụ, đậu nhiều trái.Việc cắt tỉa được tiến hành thường xuyên. Sau thu hoạch cắt hết tất cả các cành trên mặt giàn đã cho trái. Để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Sau đó cây sẽ ra chồi mới, phân cành cấp 2, 3 và các cành quả.

Bảng khảo nghiệp thực tế

ky-thuat-trong-chanh-day-dai-nong-1-nam-anh-eco-farm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *